"Rất có thể người ta hi vọng
nhờ việc in bản đồ như vậy sẽ
có thêm chứng cứ về pháp lý với
đòi hỏi phi pháp của mình. Đó là
điều ấu trĩ", nguyên viện trưởng
Viện Chiến lược, Bộ Công an,
khẳng định.
Việc Tập đoàn xuất bản bản đồ
Trung Quốc (Sinomaps Press) in
ấn bản đồ Trung Quốc thâu tóm
toàn bộ biển Đông mang mục
đích chính trị đối nội và đối ngoại
hết sức rõ ràng của nước này.
Tàu cá Trung Quốc trở về cảng
Tam Á (tỉnh Hải Nam) sau khi
đánh bắt trái phép tại quần đảo
Trường Sa của Việt Nam.
"Báo chí Trung Quốc loan tin
nước này chuẩn bị phát hành
trên toàn quốc bản đồ mới, trong
đó gộp 130 đảo lớn nhỏ ở biển
Đông vào “địa hình Trung Quốc”.
Ông giám đốc Sinomaps Press
còn khẳng định tập bản đồ mới
này sẽ trở thành tài liệu giúp
người dân tăng cường nhận thức
về “lãnh thổ quốc gia, bảo toàn
chủ quyền và lợi ích biển của
Trung Quốc cũng như minh định
lập trường ngoại giao chính trị
của Trung Quốc".
Thiếu tướng Lê Văn Cương
(nguyên viện trưởng Viện Chiến
lược Bộ Công an): Lừa dối chính
người dân Trung Quốc
Việc gộp toàn bộ các đảo trên
biển Đông vào bản đồ quốc gia
như vậy thể hiện chủ đích của
Trung Quốc. Hành động này một
lần nữa xâm phạm chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam và các nước
khác trong khu vực biển Đông.
Việc này bất chấp luật pháp quốc
tế, vi phạm hiến chương Liên
Hiệp Quốc và Công ước Luật biển
1982. Họ cũng đi ngược lại chính
cam kết của họ với thế giới.
Rất có thể “người ta” hi vọng
nhờ việc in bản đồ như vậy sẽ có
thêm chứng cứ về pháp lý với đòi
hỏi phi pháp của mình. Đó là điều
ấu trĩ. Vậy tại sao họ vẫn dùng
thủ đoạn bịp bợm và lố bịch này?
E rằng đây chỉ là một mớ âm mưu
với ý đồ lừa dối chính người dân
Trung Quốc và cả thế giới.
Kẻ trộm đến nhà ta đập cửa, ta
không thể không phản ứng.
Trước hết, chúng ta cần nhận
thức đây là hành động trái luật
pháp quốc tế, đi ngược lại hiến
chương Liên Hiệp Quốc và ngược
lại tinh thần của Tuyên bố ứng xử
của các bên ở biển Đông (DOC).
Việt Nam, bằng nhiều con đường,
cần lên tiếng để bảo vệ chủ
quyền chính đáng.
Trước sự việc này, chúng ta có
trách nhiệm truyền thông đại
chúng để người dân biết và
thông báo cho thế giới biết
những hành vi vi phạm luật pháp
quốc tế của Trung Quốc. Báo chí
Việt Nam cũng cần góp phần đưa
thông tin rộng rãi đến người đọc
trong nước và nước ngoài để
hiểu rõ bản chất của sự việc. Việt
Nam là một quốc gia độc lập có
chủ quyền, là thành viên của Liên
Hiệp Quốc. Chủ quyền quốc gia là
tối thượng, trường tồn vĩnh viễn.
Thạc sĩ Hoàng Việt (giảng viên
Đại học Luật TP.HCM): Các nước
ASEAN cần có tiếng nói chung
Rõ ràng ý đồ của Trung Quốc là
muốn hiện thực hóa trên thực tế
tham vọng bành trướng biển. Sau
đại hội 18, lãnh đạo Trung Quốc
đã tuyên bố Trung Quốc phải trở
thành cường quốc biển. Thực tế
Trung Quốc muốn phát triển
nhưng tài nguyên trên đất liền
của họ đã khai thác gần hết, nên
cần hướng ra biển.
Trong quá khứ Trung Quốc gần
như ít khi hướng biển, nên bây
giờ Bắc Kinh phải tấn công và lấn
chiếm biển của nhiều quốc gia
láng giềng. Mặc dù Trung Quốc
không có căn cứ pháp lý cho
những yêu sách của họ nhưng có
sức mạnh cứng trên thực tế. Một
số quốc gia có thể bị Trung Quốc
thao túng lợi ích qua nhiều biện
pháp khác nhau. Do đó Trung
Quốc tự tin là cứ làm như hiện
nay, lấn dần dần trên thực địa,
nhưng không để dâng cao thành
xung đột quân sự. Như thế Bắc
Kinh tham vọng có thể sẽ đạt
được mục đích lấn chiếm biển
của mình.
Việc Trung Quốc ban hành bản
đồ có các đảo thuộc chủ quyền
của Việt Nam chính là một bước
tiếp theo trong việc hiện thực
hóa “đường lưỡi bò” của họ. Nếu
Việt Nam, ASEAN, cộng đồng quốc
tế không có phản ứng thích hợp,
sắp tới có thể Trung Quốc cho
công bố tọa độ, kinh độ, vĩ độ
của “đường lưỡi bò”. Nhưng
tham vọng của Trung Quốc
không chỉ dừng ở biển Đông mà
còn cả vùng biển Hoa Đông, Ấn
Độ Dương và Thái Bình Dương
nữa.
Trong bản đồ in trên hộ chiếu
còn bao gồm cả vùng đất tranh
chấp với Ấn Độ, nay bản đồ các
đảo lại gồm cả Senkaku/Điếu Ngư
cho thấy tham vọng của Trung
Quốc là rất lớn. Ban đầu Bắc Kinh
tìm cách nuốt dần các nước nhỏ
rồi đến các nước lớn.
Đây là lúc các nước ASEAN cần áp
dụng các mối quan hệ chiến lược
và sử dụng con đường ngoại
giao. Trong đó năm nước ASEAN
trực tiếp có tranh chấp bao gồm
Brunei, Malaysia, Indonesia,
Philippines và Việt Nam; ngoài ra
có thể thêm cả Singapore phải có
tiếng nói chung. Nếu các nước
trực tiếp tranh chấp không lên
tiếng hoặc giải quyết thì không ai
khác có thể giúp.
Giáo sư Renato C.De Castro (Đại
học De La Salle, Philippines):
Trung Quốc sẽ đưa tàu chiến đến
biển Đông
Bản đồ đang là một công cụ mới
để Trung Quốc đòi chủ quyền
một cách bất hợp pháp trên biển
Tây Philippines (cách Philippines
gọi biển Đông). Diễn biến mới
cho thấy sớm muộn Trung Quốc
cũng sẽ sử dụng vũ lực để giải
quyết tranh chấp trên biển Tây
Philippines khi điều kiện chín
muồi.
Đó chỉ là vấn đề thời gian. Hiện
tàu chiến Trung Quốc đã có mặt
tại vùng biển này bên cạnh các
tàu tuần tra dân sự. Hiện
Philippines đang có kế hoạch
phát triển các căn cứ quân sự để
hỗ trợ hải quân triển khai lực
lượng ở biển Tây Philippines, mục
tiêu là bảo vệ các đảo trong
phạm vi lãnh thổ Philippines
trước khả năng lực lượng Trung
Quốc xâm lược.